Hóa đơn tiền điện nước tên chủ nhà có được đưa vào chi phí

Công ty bạn đang thue nhà của cá nhân thế nên không có hoá đơn đỏ vậy thì các bạn kế toán sẽ hạch toán chi phí như thế nào?

Cách đưa các chi phí tiền điện, nước, internet mang tên cá nhân ( chủ nhà ) vào chi phí hợp lý của công ty ty bạn?

Cách hạch toán kế toán các nghiệp vụ thuê nhà …?

Hiện nay rất nhiều Công ty đi thuê nhà của cá nhân làm văn phòng, kho, xưởng … nhưng các hóa đơn tiền điện, tiền nước, tiền mạng tên chủ nhà không phải mang tên Công ty. Vậy cách đưa vào chi phí hợp lý những khoản trên như thế nào? … Bài viết này công ty dịch vụ kế toán CAF sẽ chia sẻ chủ đề này.

Hóa đơn tiền điện nước tên chủ nhà có được đưa vào chi phí

Hóa đơn tiền điện nước tên chủ nhà có được đưa vào chi phí

Hóa đơn điện nước mang tên chủ nhà được đưa vào chi phí hợp lý hay không?

Căn cứ theo Điều 4 Thông tư 96/2015/TT-BTC -> Sửa đổi, bổ sung Điều 6 Thông tư số 78/2014/TT-BTC quy định cụ thể như sau: “Điều 6. Các khoản chi được trừ và không được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế: 2. Các khoản chi không được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế bao gồm: 2.15. Chi trả tiền điện, tiền nước đối với những hợp đồng điện nước do chủ sở hữu là hộ gia đình, cá nhân cho thuê địa điểm sản xuất, kinh doanh ký trực tiếp với đơn vị cung cấp điện, nước không có đủ chứng từ thuộc một trong các trường hợp sau:

a) Trường hợp doanh nghiệp thuê địa điểm sản xuất kinh doanh trực tiếp thanh toán tiền điện, nước cho nhà cung cấp điện, nước không có các hoá đơn thanh toán tiền điện, nước và hợp đồng thuê địa điểm sản xuất kinh doanh.

b) Trường hợp doanh nghiệp thuê địa điểm sản xuất kinh doanh thanh toán tiền điện, nước với chủ sở hữu cho thuê địa điểm sản xuất kinh doanh không có chứng từ thanh toán tiền điện, nước đối với người cho thuê địa điểm sản xuất kinh doanh phù hợp với số lượng điện, nước thực tế tiêu thụ và hợp đồng thuê địa điểm sản xuất kinh doanh.

>>> Xem thêm: Bảng phí dịch vụ kiểm toán ở Khánh Hoà

Như vậy – Hóa đơn tiền điện nước tên chủ nhà có được đưa vào chi phí

Để đưa chi phí điện nước khi thuê nhà (Hóa đơn điện nước mang tên chủ nhà) vào chi phí hợp lý thì cần:

– Nếu Cty trực tiếp thanh toán cho nhà cung cấp thì cần: Hợp đồng thuê địa điểm; Hóa đơn tiền điện nước; Chứng từ thanh toán.

– Nếu Cty thanh toán với chủ nhà thì cần: Hợp đồng thuê địa điểm; Hóa đơn tiền điện nước; Chứng từ thanh toán điện nước thực tế tiêu thụ với chủ nhà. -> Bổ sung thêm là trên hợp đồng thuê địa điểm các bạn nên thể hiện rõ việc bên nào chi trả khoản tiền điện nước này nhé.

Cách hạch toán:

– Các bạn hạch toán tiền điện, nước và tiền thuế GTGT vào Chi phí (Vì thuế GTGT không được khấu trừ)

Chú ý – Hóa đơn tiền điện nước tên chủ nhà có được đưa vào chi phí

Quy định trên là khoản tiền điện nước.

– Còn nếu là khoản phí quản lý căn hộ thì không được nhé: Trường hợp, Công ty ký hợp đồng thuê căn hộ của cá nhân, trong hợp đồng quy định Công ty thanh toán phí quản lý, điện, nước và các dịch vụ khác cho Ban quản lý tòa nhà chung cư, hóa đơn do Ban quản lý tòa nhà xuất vẫn mang tên cá nhân chủ căn hộ thì:

– Thuế GTGT đầu vào của hóa đơn tiền phí quản lý mang tên cá nhân chủ căn hộ, không mang tên, địa chỉ, mã số thuế của công ty thì không đáp ứng điều kiện khấu trừ thuế GTGT theo quy định tại Khoản 15 Điều 14 Thông tư số 219/2013/TT-BTC nêu trên.

– Đối với khoản phí quản lý căn hộ, Công ty không đáp ứng điều kiện để hạch toán vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế theo quy định.

– Đối với khoản chi phí tiền điện, nước mang tên chủ nhà, Công ty thực hiện theo quy định tại khoản 2.15 Điều 4 Thông tư 96/2015/TT-BTC. (Công văn số 93847/CT-TTHT ngày 16/12/2019 của Cục Thuế TP. Hà Nội)

>>> Xem thêm: https://dichvukiemtoancaf.com/dich-vu-kiem-toan-tai-nha-trang-khanh-hoa.html

Hóa đơn tiền điện nước không mang tên Công ty không được khấu trừ thuế GTGT:

Căn cứ theo khoản 15 điều 14 Thông tư 219/2013/TT-BTC quy định cụ thể như sau: “Điều 14: Nguyên tắc khấu trừ thuế giá trị gia tăng đầu vào: 15. Cơ sở kinh doanh không được tính khấu trừ thuế GTGT đầu vào đối với trường hợp:

– Hoá đơn không ghi hoặc ghi không đúng một trong các chỉ tiêu như tên, địa chỉ, mã số thuế của người bán nên không xác định được người bán;

– Hoá đơn không ghi hoặc ghi không đúng một trong các chỉ tiêu như tên, địa chỉ, mã số thuế của người mua nên không xác định được người mua”

Như vậy:

– Những hóa đơn tiền điện nước không mang tên công ty mà mang tên chủ nhà thì KHÔNG được khấu trừ thuế GTGT đầu vào.

Cách hạch toán tiền thuê nhà – Hóa đơn tiền điện nước tên chủ nhà có được đưa vào chi phí

Nếu thanh toán trước (dựa vào chứng từ thanh toán, hợp đồng thuê nhà …):

Nợ TK 331 – Phải trả cho người bán

Có TK 111, TK 112,…

Chú ý: Nếu là khoản trả trước thì hạch toán như trên.

Nhưng nếu là khoản đặt cọc để đảm bảo thực hiện hợp đồng thì các bạn hạch toán như sau:

Nếu trả tiền thuê hàng tháng (hoặc hàng tháng nhận được hóa đơn):

Nợ TK 154, TK 627, TK 641, TK 642 … (Tùy vào mục đích thuê nhà làm gì, phục vụ bộ phận nào các bạn đưa vào chi phí đó )

Có TK 331, TK 111, TK 112,…

Nếu trả tiền sau (hoặc nhận được hóa đơn sau):

VD: Công ty bạn thuê văn phòng của công ty A từ tháng 1 – 6. Nhưng chưa thanh toán, đến tháng 6 mới thanh toán, thì lúc này Công ty A mới xuất hóa đơn.

– Hoặc công ty bạn thuê nhà của cá nhân từ tháng 1 – 6. Nhưng đến tháng 6 mới thanh toán

– Hàng tháng hạch toán:

Nợ TK 154, TK 627, TK 641, TK 642 … (Tùy vào mục đích thuê nhà làm gì, phục vụ bộ phận nào các bạn đưa vào chi phí đó )

Có TK 335 – Chi phí phải trả (Phát sinh chi phí nhưng thực tế chưa chi trả)

– Khi thanh toán (hoặc khi nhận hóa đơn)

Nợ TK 335 – Chi phí phải trả

Có TK 111, TK 112 (Nếu là khi thanh toán)

Có TK 331 -Phải trả cho người bán (Nếu là khi nhận được hóa đơn)

Nếu trả tiền thuê trước nhiều kỳ

VD: Thuê nhà từ tháng 1 – 6, thanh toán 1 lần vào tháng 1 (hoặc nhận được hóa đơn) , thì hạch toán như sau:

Nợ TK 242 – Chi phí trả trước (Tổng số tiền).

Nợ TK 133 – Thuế giá trị gia tăng được khấu trừ (Nếu có hóa đơn GTGT -> Thuê nhà của Công ty)

Có TK 331, TK 111, TK 112

– Định kì phân bổ khoản chi phí trả trước đó (Tùy vào mục đích thuê nhà làm gì để đưa vào TK chi phí tương ứng. VD: Thuê nhà làm văn phòng (mục đích quản lý) thì đưa vào 642, 6422, thuê nhà để làm nhà xưởng (sản xuất) thì đưa vào 154, 627…, thuê nhà để bán hàng (bán hàng) thì đưa vào 641, 6421…hạch toán như sau:

Nợ TK 154, TK 627, TK 641, TK 642 …

Có TK 242 – Chi phí trả trước

Dịch vụ kiểm toán chúc quý doanh nghiệp thành công.

DỊCH VỤ KẾ TOÁN – DỊCH VỤ KIỂM TOÁN – TƯ VẤN THUẾ CAF

ĐC: 447/23 Bình Trị Đông, Bình Trị Đông A, Bình Tân, Hồ Chí Minh

Gmail: congtycaf@gmail.com

Hotline: 098 225 4812

HÃY GỌI NGAY CHO CHÚNG TÔI: 0867 004 821 ( 24/7 ) –  0971 373 146

CHÚNG TÔI LUÔN SẴN SÀNG ĐỂ HỖ TRỢ