Chỉ số PEG là gì

Chỉ số PEG là gì?

Cách tính chỉ số PEG ?

Chỉ số PEG

PEG Đó là chỉ số định giá cổ phiếu giúp NDT tìm kiếm được cổ phiếu giá hời.

Chỉ số PEG là chỉ số được nhiều NĐT theo trường phái đầu tư tăng trưởng nghiên cứu & tìm hiểu.

Chỉ số PEG là một chỉ số tài chính quan trọng, tuy nhiên được biết đến ít hơn so với người anh em của nó là chỉ số P/E. Chỉ số PEG còn gọi tên là Hệ số PEG, hay tỷ số PEG.

P/E được xem là số tiền phải trả cho 1 đồng thu nhập, hay P/E chính là số năm hòa vốn nếu lợi nhuận không đổi.

Nhưng thực tế lợi nhuận của doanh nghiệp luôn thay đổi theo thời gian, đó là 1 trong nhiều lý do tạo nên chỉ số P/E khác nhau giữa các doanh nghiệp.

Vậy để khắc phục tình trạng này, thì NĐT sử dụng chỉ số PEG thay thế. Chỉ số PEG thể hiện mối quan hệ giữa chỉ số P/E (giá/thu nhập) so với tỷ số tăng trưởng G của thu nhập (EPS).

Do đó, chỉ số P/E thể hiện bản chất tĩnh của doanh nghiệp, còn chỉ số PEG thể hiện bản chất động.

Nhà đầu tư được biết đến nhiều nhất khi sử dụng phương pháp này là: Peter Lynch.

Peter Lynch: Đã kiếm được 29.2%/năm trong suốt thời gian điều hành quỹ Melagan. Ông cũng là tác giả 2 cuốn sách Trên đỉnh Phố Wall & Đánh bại Phố Wall. Ông từng chia sẻ chứng khoán là môn toán lớp. 

>>> Xem thêm: Công ty kiểm toán độc lập tại Long An

Cách  tính chỉ số PEG là gì?

chỉ số PEG là gì

chỉ số PEG là gì

Công thức tính chỉ số PEG là: PEG = PE/G

Với:

PE: Tức là chỉ số P/E

G: Tốc độ tăng trưởng trong tương lai (%)

Khi đó ta hiểu:

Nếu một cổ phiếu có chỉ số P/E bằng 15, và khi ta có chỉ số G

Trường hợp 1: Khi G = 10%, thì khi đó PEG = 15/10 =1.5

Trường hợp 2: Khi G = 15%, thì khi đó PEG = 15/15 = 1

Trường hợp 3: Khi G = 20%, thì khi đó PEG = 15/20 = 0.75

Về số học: PEG là chỉ số dễ hiểu, nhưng bạn không thể giả định P/E và G là bao nhiêu rồi tính ra kết quả PEG là bao nhiêu được. Có PE & G thì học sinh lớp 2, đã tính được rồi. Cách tính cụ thể, CAF sẽ hướng dẫn ở phần viết dưới.

>>> Xem thêm: https://dichvukiemtoancaf.com/dich-vu-kiem-toan-tai-long-an.html

Chỉ số PEG bao nhiêu là hợp lý

Trong chứng khoán, chỉ số PEG thể hiện mối quan hệ giữa chỉ số P/E & G.

Ta có:

P/E hợp lý  = G

Điều đó: PEG hợp lý = PE/G = 1.

Khi cổ phiếu có Giá (P) để tạo nên: PEG = 1, thì được xem là giá trị thực của cổ phiếu.

Nên:

Giá cổ phiếu được xem là đúng giá trị thực, khi cổ phiếu có chỉ số PEG = 1

Hệ quả:

PEG > 1: Giá cổ phiếu cao hơn giá trị thực

PEG = 1: Giá cổ phiếu đúng bằng giá trị thực

PEG < 1: Giá cổ phiếu thấp hơn giá trị thực

Áp dụng vào ví dụ phí trên:

Trường hợp 1: Khi G = 10%, thì khi đó PEG = 15/10 =1.5

=> PEG > 1: Cao hơn giá trị thực. Nên ta không mua và bán đi.

Trường hợp 2: Khi G = 15%, thì khi đó PEG = 15/15 = 1.

=>  PEG = 1: Bằng giá trị thực, Nên ta không mua hoặc bán đi.

Trường hợp 3: Khi G = 20%, thì khi đó PEG = 15/20 = 0.75

=> PEG <1: Thấp hơn giá trị thực. Nên ta mua vào

Mở rộng ra thêm: PEG<1 là cổ phiếu thấp hơn giá trị thực & PEG càng thấp càng tốt. 

>>> Xem thêm: Bảng giá kiểm toán tại Bình Dương

Khi chỉ số PEG trong chứng khoán âm

Như chúng ta đã biết, chỉ số PEG được cấu thành từ 2 chỉ số là PE & G. Vậy khi nào chỉ số PEG âm?

P/E âm, tức là doanh nghiệp làm ăn lỗ.

G âm, tức là lợi nhuận năm tương lai, ít hơn hiện tại & quá khứ

Trường hợp 1: Chỉ số P/E âm. Nếu bạn đã đọc bài kỹ bài về bài chỉ số P/E Ngọ viết. Khi đó P/E âm sẽ không có ý nghĩa về kinh tế. (Chẳng có tôi bỏ âm tiền (ông cho tôi tiền), để mua doanh nghiệp ông. Hay chẳng ai vừa trả tiền, vừa trao doanh nghiệp thua lỗ của mình – Thà tuyên bố phá sản, giải thể còn hơn).

P/E âm => Không có ý nghĩa về mặt định giá, hay kinh tế.

Trường hợp 2: Khi G âm: Lợi nhuận tương lai ít hơn hiện tại.

Khi G âm, thì ta nên xét không phải là G của năm sau mà là G dài hạn, từ 3-10 năm!

Khi G âm, thường xảy ra bởi nguyên nhân sau:

Do doanh nghiệp mới thành lập, chưa ổn định

Do doanh nghiệp gặp những khó khăn tạm thời

Do biến động của kinh tế vĩ mô, chu kỳ kinh tế,

Do thay đổi của ngành: Taxi truyền thống bị thay thế dần bởi taxi công nghệ

Do chính vấn đề nội tại của doanh nghiệp.

Đối thủ cạnh tranh.

Khi G âm, hay PEG âm (G: dài hạn âm), thì mua cổ phiếu những doanh nghiệp này rủi ro hơn.  Nhưng cũng hãy chú ý là G ÂM nhẹ hay  ÂM nhiều nữa.

Khi bạn quyết mua cổ phiếu doanh nghiệp này, thì bạn không nên áp dụng chỉ số PEG âm mà thay vào đó là các chỉ số tài chính khác. Ví dụ như P/B, cổ tức…

Khi PEG âm, bạn nên sử dụng công cụ định giá khác

>>> Xem thêm: Phân biệt trái phiếu và cổ phiếu

Kết luận

Chỉ số PEG thể hiện mối quan hệ giữa P/E & G

Chỉ số PEG = PE/G

Khi PEG < 1: Là cổ phiếu thấp hơn giá trị thật, càng thấp càng tốt.

Khi PEG âm: Không nên định giá cổ phiếu bằng phương pháp

PEG có tính động, nó cũng có ưu & nhược điểm riêng

Nên kết hợp với các chỉ số khác để định giá tốt hơn

Bây giờ bạn đã biết chỉ số PEG là gì, Cách tính chỉ số  PEG và cách áp dụng chỉ số PEG vào thị trường chứng khoán rồi đấy. Để tìm hiểu thêm chỉ số định giá khác.

Dịch vụ kiểm toán chúc quý doanh nghiệp thành công.

DỊCH VỤ KẾ TOÁN – DỊCH VỤ KIỂM TOÁN – TƯ VẤN THUẾ CAF

ĐC: 447/23 Bình Trị Đông, Bình Trị Đông A, Bình Tân, Hồ Chí Minh

Gmail: congtycaf@gmail.com

Hotline: 098 225 4812

HÃY GỌI NGAY CHO CHÚNG TÔI: 0867 004 821 ( 24/7 ) –  0971 373 146

CHÚNG TÔI LUÔN SẴN SÀNG ĐỂ HỖ TRỢ