Chi phí được trừ và không được trừ khi tính thuế TNDN

Bạn là kế toán và bạn đang chuẩn bị quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp song bạn chưa nắm rõ các quy định về các khoản chi phí được trừ và chi phí không được trừ? Quy định về các khoản chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp .. Bài viết này công ty CAF sẽ chia sẻ về chủ đề này đến các bạn nhé.

Chi phí được trừ khi tính thuế thu nhập doanh nghiệp – Chi phí được trừ và không được trừ khi tính thuế TNDN

Khi nào chi phí doanh nghiệp được trừ, chi phí được tính khi tính thuế TNDN là gì? Chi phí doanh nghiệp phải đáp ứng những yêu cầu nào?

Dưới đâu là điều kiện để các khoản chi phí được trừ khi tính thuế thu nhập doanh nghiệp:

  1. Các khoản chi thực tế phát sinh trong quá trình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp;
  2. Các khoản chi có đủ chứng từ, hoá đơn hợp lệ theo quy định của pháp luật;
  3. Các khoản chi có hoá đơn giá trị lớn hơn hoặc bằng 20 triệu đồng (giá đã bao gồm thuế GTGT) thì phải có chứng từ thanh toán qua ngân hàng – không dùng tiền mặt.

Các khoản chi phí được trừ và không được trừ khi tính thuế thu nhập doanh nghiệp

Chi phí nguyên vật liệu

Đối với phần chi phí này, doanh nghiệp tự cân đối và xây dựng định mức hao hụt – sử dụng nguyên vật liệu. Định mức này thường được xây dựng và lên kế hoạch từ đầu năm hoặc đầu kỳ sản xuất và được lưu trữ, quản lý tại doanh nghiệp.

Các khoản chi phí được trừ và không được trừ khi tính thuế thu nhập doanh nghiệp

Các khoản chi phí được trừ và không được trừ khi tính thuế thu nhập doanh nghiệp

Chi phí được trừ bao gồm các khoản chi mua nguyên vật liệu, hàng hoá trong phạm vi định mức mà doanh nghiệp đã xây dựng.

Chi phí không được trừ bao gồm các khoản chi vượt định mức tiêu hao nguyên vật liệu mà doanh nghiệp đã xây dựng.

>>> Xem thêm: Cách hạch toán tài khoản 154

Chi phí lãi vay không được trừ và chi phí lãi vay được trừ khi tính thuế TNDN – Chi phí được trừ và không được trừ khi tính thuế TNDN

Đối tượng cho vay là cá nhân: Lãi suất vay không vượt quá 150% mức lãi suất cơ bản do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố tại thời điểm đi vay. Đồng thời, khi trả lãi vay thì phải khấu trừ 5% thuế TNCN trên phần lãi chi trả của cá nhân đó;

Đối tượng cho vay là doanh nghiệp – không phải là tổ chức tín dụng: Khi trả tiền lãi vay, doanh nghiệp phải yêu cầu bên cho vay xuất hoá đơn;

Điều kiện chi phí lãi vay được trừ khi tính thuế TNDN:

Hợp đồng vay;

Chứng từ thanh toán séc hoặc ủy nhiệm chi.

Đối tượng cho vay là ngân hàng hoặc tổ chức tín dụng: Phải tuân thủ theo lãi suất công bố. Trường hợp này không yêu cầu bên đi vay phải thanh toán qua ngân hàng, có thể thanh toán bằng tiền mặt;

Doanh nghiệp đã góp đủ vốn điều lệ, trong quá trình kinh doanh có khoản chi trả lãi vay để đầu tư vào doanh nghiệp khác. Khi đó, khoản chi phí này được tính là chi phí hợp lý của doanh nghiệp khi xác định thu nhập chịu thuế.

>>> Xem thêm: Cách đưa chi phí thuê văn phòng của cá nhân vào chi phí hợp lý

Chi phí lãi vay không được trừ khi nào?

Chi phí lãi vay đã được ghi nhận vào tài sản góp vốn, giá trị công trình đầu tư vốn hóa thì không được tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế;

Khi doanh nghiệp cần vay vốn để bổ sung vốn điều lệ, thì phần chi trả lãi tiền vay tương ứng với phần vốn điều lệ còn thiếu không được xem là chi phí được trừ nếu không đáp ứng điều kiện:

Nếu số tiền đi vay nhỏ hơn hoặc bằng số vốn điều lệ còn thiếu: Toàn bộ chi phí lãi vay là chi phí không được trừ;

Nếu số tiền đi vay lớn hơn số vốn điều lệ còn thiếu sẽ gồm 2 trường hợp sau:

Trường hợp 1 – Phát sinh nhiều khoản vay:

Chi phí lãi vay không được trừ

=

Vốn điều lệ còn thiếu x Tổng lãi vay

 

Tổng tiền vay

 

Trường hợp 2 – Phát sinh một khoản vay:

Chi phí lãi vay không được trừ 

=

Vốn điều lệ còn thiếu

x

Lãi suất khoản vay

x

Thời gian góp vốn điều lệ còn thiếu

Đối với doanh nghiệp không phát sinh giao dịch liên kết: Chi phí lãi vay được tính là chi phí hợp lý nếu doanh nghiệp đáp ứng đủ các điều kiện nêu trên. Không bị áp mức tính như đối với doanh nghiệp có phát sinh giao dịch liên kết;

Đối với doanh nghiệp có phát sinh giao dịch liên kết

Chi phí lãi vay

=

30%

x

[Tổng lợi nhuận thuần + (Chi phí lãi vay – Lãi tiền gửi/Lãi cho vay) + Chi phí khấu hao]

Trong đó:

Nếu chi phí lãi vay lớn hơn phần nêu trên thì chi phí này sẽ không được tính là chi phí hợp lý khi tính thuế TNDN;

Nếu chi phí lãi vay bé hơn hoặc bằng phần nêu trên thì được tính là chi phí hợp lý.

>>> Xem thêm: Quy định về chi phí lãi vay hợp lý được trừ khi tính thuế TNDN

Chi phí khấu hao tài sản cố định, công cụ dụng cụ, chi phí trả trước – Chi phí được trừ và không được trừ khi tính thuế TNDN

Chi phí khấu hao tài sản cố định

Các khoản chi cho việc mua tài sản cố định phục vụ cho người lao động tham gia làm việc tại công ty như: nhà nghỉ, nhà ăn, nhà vệ sinh, cơ sở y tế, nội thất, nhà để xe, bể nước sạch…;

Các khoản khấu hao tài sản cố định đứng tên công ty và tài sản cố định thuê mua tài chính;

Chi phí khấu hao tài sản cố định

Chi phí khấu hao tài sản cố định

Các phần trích khấu hao nằm trong khung mức quy định của Bộ Tài chính;

Đối với doanh nghiệp kinh doanh nhóm ngành như vận tải hành khách, khách sạn, du lịch: Phần trích khấu hao từ nguyên giá là xe ô tô phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp thì được tính toàn bộ vào chi phí hợp lý của doanh nghiệp;

Đối với các doanh nghiệp ngoài 3 nhóm ngành kinh doanh như vận tải hành khách, khách sạn, du lịch: Chi phí hợp lý khi tính khấu hao ô tô chở người từ 9 chỗ trở xuống là phần trích khấu hao tương ứng với nguyên giá từ 1.6 tỷ đồng trở xuống và tài sản phải đứng tên doanh nghiệp;

Khấu hao với công trình trên diện tích đất sử dụng cho mục đích kinh doanh của doanh nghiệp;

Các khoản khấu hao tài sản cố định khi doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh dưới 9 tháng do sản xuất theo mùa vụ: Trong trường hợp nếu tài sản cố định đứng tên thuộc sở hữu của doanh nghiệp và đang sử dụng cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, tuy nhiên phải tạm dừng hoạt động do mùa vụ nhưng tài sản cố định này vẫn tiếp tục được sử dụng để phục vụ sản xuất thì trong quá trình tạm ngưng đó, các khoản trích khấu hao của tài sản cố định được tính vào chi phí hợp lý của doanh nghiệp.

Chi phí không được trừ khi tính thuế TNDN

Các khoản khấu hao không sử dụng vào mục đích sản xuất kinh doanh hàng hoá, dịch vụ;

Các khoản khấu hao tài sản cố định không chứng minh được đó là tài sản của công ty;

Các phần trích khấu hao tài sản cố định vượt khỏi mức quy định của Bộ Tài chính;

Đối với các doanh nghiệp không thuộc nhóm ngành kinh doanh vận tải hành khách, du lịch, khách sạn thì phần trích khấu hao từ nguyên giá vượt trên 1.6 tỷ đồng/xe sẽ không được tính là chi phí hợp lý;

Các phần trích khấu hao của tài sản cố định không đứng tên doanh nghiệp;

Khấu hao đối với công trình trên diện tích đất không sử dụng vào mục đích kinh doanh.

Chi phí phân bổ công cụ dụng cụ

Đối với các loại tư liệu lao động có giá trị nhỏ hơn 30 triệu đồng, không đủ tiêu chuẩn ghi nhận là tài sản cố định thì doanh nghiệp ghi nhận tư liệu lao động này là công cụ dụng cụ;

Thời gian phân bổ của công cụ dụng cụ không quá 3 năm. Nếu trường hợp doanh nghiệp có thời gian phân bổ công cụ dụng cụ quá thời gian quy định nêu trên thì khoản chi phí phân bổ công cụ dụng cụ quá thời hạn sẽ không được tính là chi phí được trừ khi tính thuế TNDN.

Chi phí trả trước

Chi phí trả trước là một khoản chi phí phát sinh mà doanh nghiệp đã bỏ ra trước đó để phục vụ cho quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh trong nhiều kỳ của doanh nghiệp. Tuy nhiên, khoản chi phí này không hạch toán luôn vào một kỳ mà phân bổ dần vào các kỳ – tùy thuộc vào mục đích sử dụng của doanh nghiệp;

Chi phí mua hàng không có hóa đơn – Chi phí được trừ và không được trừ khi tính thuế TNDN

Chi mua hàng hóa, dịch vụ mua vào lập đính kèm bảng kê theo mẫu số 01/TNDN nhưng không lập kèm bảng kê chứng từ thanh toán cho người bán trong các trường hợp dưới đây:

Chi mua hàng hóa là hải sản, nông sản, thủy sản của người đánh bắt trực tiếp;

Chi mua các sản phẩm là hàng thủ công như: đay, cói, tre, rơm, vỏ dừa của người trực tiếp sản xuất không kinh doanh trực tiếp bán ra;

Chi mua đất, cát, sỏi, đá của cá nhân tự khai thác;

Chi mua phế liệu của người trực tiếp thu lượm;

Chi mua đồ dùng, dịch vụ của cá nhân hoặc hộ gia đình không trực tiếp kinh doanh.

Điều kiện ghi nhận là chi phí hợp lý của doanh nghiệp:

Bảng kê thu mua hàng hóa theo mẫu 01/TNDN phải do đại diện pháp luật hoặc người được ủy quyền từ doanh nghiệp ký và chịu trách nhiệm về tính chính xác và trung thực trước pháp luật;

Bên bán phải cung cấp CMND/CCCD bản photo;

Các khoản chi phí thu mua hàng hóa không hóa đơn này không bắt buộc phải có chứng từ thanh toán qua ngân hàng, có thể dùng tiền mặt để chi trả.

Chi phí không được trừ

Chi mua hàng hóa của cá nhân, tổ chức không có hóa đơn chứng từ và không lập bảng kê theo mẫu số 01/TNDN;

Chi phí mua hàng có đính kèm bảng kê theo mẫu số 01/TNDN nhưng lại có giá cao hơn giá thị trường tại thời điểm thu mua.

Chi phí thuê nhà, thuê tài sản

Chi phí thuê kho bãi, nhà xưởng, nhà kho phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh thì phải đăng ký với cơ quan nhà nước quản lý;

Chi trả tiền thuê nhà, thuê tài sản cho cá nhân tổ chức có chứng từ và hóa đơn hợp lệ;

Chi phí thuê nhà, thuê tài sản phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp;

Đối với trường hợp trong hợp đồng thuê có thỏa thuận doanh nghiệp nộp thay tiền thuế thuê tài sản cho cá nhân thì hồ sơ hợp lệ để được tính là chi phí được trừ, bao gồm:

Hợp đồng cho thuê;

Chứng từ thanh toán tiền thuê nhà, thuê tài sản;

Chứng từ nộp thuế thuê tài sản thay cho cá nhân.

Đối với chi phí sửa chữa trong quá trình thuê tài sản: Nếu trong hợp đồng có ghi rõ bên thuê phải có trách nhiệm sửa chữa trong thời gian thuê thì khoản chi phí này được tính là chi phí được trừ. Doanh nghiệp được phép hạch toán vào chi phí hoặc phân bổ dần nhưng thời gian phân bổ tối đa là 36 tháng;

Đối với trường hợp doanh nghiệp thuê tài sản của cá nhân: Trong hợp đồng có điều khoản thỏa thuận tiền thuê tài sản chưa bao gồm thuế GTGT và thuế TNCN. Đồng thời, doanh nghiệp đứng ra nộp thuế thay chủ nhà thì doanh nghiệp được tính vào chi phí hợp lý của doanh nghiệp phần tiền phải trả cho thuê tài sản và phần thuế nộp thay cho chủ nhà. Doanh nghiệp phải đăng ký hồ sơ khai thay thuế thuê tài sản cho chủ nhà với cơ quan thuế tại nơi phát sinh địa điểm cho thuê.

>>> Xem thêm: Quy định về chi phí thuê tài sản của cá nhân

Các khoản phụ cấp như cơm, đồng phục, điện thoại, tăng ca; chi phí công tác; chi phí đóng bảo hiểm tự nguyện

Các khoản chi phụ cấp này phải được ghi cụ thể mức hưởng và điều kiện hưởng trong hợp đồng lao động, quy chế tài chính và quy chế lương thưởng của doanh nghiệp hoặc có hóa đơn chứng từ hợp lệ, hợp pháp;

Các khoản chi phải có phiếu chi thanh toán tiền lương và bảng thanh toán lương có chữ ký của người lao động;

Chi phí trích đóng bảo hiểm tự nguyện được tính khi lao động tham gia đầy đủ các nghĩa vụ bảo hiểm bắt buộc và doanh nghiệp không còn nợ tiền bảo hiểm theo quy định của nhà nước.

Chi phí không được trừ

Không có chứng từ thanh toán lương hoặc quá thời hạn nộp hồ sơ quyết toán thuế nhưng vẫn chưa chi trả;

Không được ghi cụ thể trong hợp đồng thỏa thuận lao động hoặc quy chế lương thưởng của doanh nghiệp;

Chi đồng phục vượt quá 5 triệu/người/năm hoặc chi bằng hiện vật không có hóa đơn chứng từ;

Chi phí trích nộp quỹ hoặc bảo hiểm hưu trí tự nguyện, bảo hiểm nhân thọ cho người lao động vượt quá 3 triệu/người/tháng;

Chi phí công tác, đi lại và lưu trú nếu không có văn bản, quyết định cử đi công tác hoặc chứng từ, hóa đơn hợp lệ.

Các khoản chi phí trích trước

Chi phí trích trước phải đúng kỳ hạn và chu kỳ trích;

Doanh nghiệp có hoạt động kinh doanh sản xuất thực tế và đã ghi nhận doanh thu tính thuế TNDN nhưng chưa phát sinh chi phí đầy đủ thì được trích trước các chi phí tương ứng với doanh thu đã ghi nhận tính thuế đó. Sau khi kết thúc hợp đồng, doanh nghiệp căn cứ vào hóa đơn chứng từ hợp pháp hợp lệ để tính toán xác định lại chi phí thực tế đã phát sinh để điều chỉnh tăng giảm chi phí đã trích;

Khoản chi phí trích trước về hoạt động sản xuất kinh doanh đã ghi nhận doanh thu nhưng còn phải tiếp tục thực hiện hợp đồng theo nghĩa vụ;

Những tài sản cố định sửa chữa có tính chu kỳ thì doanh nghiệp được trích trước chi phí sửa chữa theo dự toán hàng năm. Sau khi căn cứ chứng từ hóa đơn hợp pháp nếu số chi dự toán nhỏ hơn số chi thực tế thì doanh nghiệp được tính thêm khoảng chênh lệch chi phí này.

Chi phí không được trừ

Các khoản chi phí trích trước theo chu kỳ, theo kỳ hạn nhưng đến hết chu kỳ, hết kỳ hạn nhưng vẫn chưa chi hoặc không chi hết;

Không có chứng từ thanh toán hoặc hóa đơn hợp pháp hợp lệ sau khi trích chi phí;

Các khoản dự toán trích trước lớn hơn số chi thực tế trên hóa đơn, chứng từ thanh toán hợp pháp.

Chi phí hàng khuyến mãi, quà tặng khách hàng

Có hóa đơn chứng từ hợp pháp khi mua hàng hóa làm quà tặng. Nếu khoản chi mua hàng hóa có giá trị từ 20 triệu đồng trở lên phải có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt;

Doanh nghiệp phải lập hóa đơn GTGT khi cho, biếu, tặng quà hoặc hàng khuyến mãi cho khách hàng;

Chi phí hàng khuyến mãi, quà tặng khách hàng

Chi phí hàng khuyến mãi, quà tặng khách hàng

Kê khai, tính nộp thuế GTGT như hóa đơn xuất bán cho khách hàng;

Giá tính thuế GTGT đối với hàng cho, biếu, tặng được xác định theo giá bán cùng loại hoặc giá của hàng hóa tương đương;

Khoản chi thực tế phải liên quan đến hoạt động kinh doanh, sản xuất của doanh nghiệp.

Chi phí không được trừ

Không có hóa đơn chứng từ hợp pháp khi mua hàng hóa làm quà tặng, biếu, cho. Nếu khoản chi mua hàng hóa có giá trị từ 20 triệu đồng trở lên nhưng không có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt;

Không lập hóa đơn GTGT khi cho, biếu, tặng quà hoặc hàng khuyến mãi cho khách hàng;

Doanh nghiệp không kê khai tính nộp thuế GTGT;

Khoản chi thực tế không liên quan đến hoạt động kinh doanh, sản xuất của doanh nghiệp.

Chi phí tiền điện nước thuê văn phòng công ty, địa điểm kinh doanh

Chi phí tiền điện nước thuê văn phòng công ty, địa điểm kinh doanh đối với hợp đồng điện nước do chủ sở hữu là hộ gia đình hoặc cá nhân cho thuê.

Chi phí được trừ

Có hợp đồng thuê địa điểm và trên hợp đồng có nêu rõ bên nào chi trả khoản tiền điện nước này;

Có hoá đơn tiền điện nước;

Có chứng từ thanh toán tiền điện nước. Trường hợp công ty thanh toán cho chủ cho thuê thì chứng từ thanh toán tiền điện nước phù hợp với số lượng điện nước thực tế tiêu thụ của công ty.

Chi phí không được trừ

Công ty thuê đã ký hợp đồng cung cấp điện, nước với nhà cung cấp tức là công ty trả tiền trực tiếp cho nhà cung cấp điện nước nhưng không có hóa đơn tiền điện nước, chứng từ thanh toán và hợp đồng thuê địa điểm sản xuất kinh doanh;

Công ty thanh toán cho chủ cho thuê nhưng không có hóa đơn tiền điện nước, chứng từ thanh toán tiền điện nước phù hợp với số lượng điện nước thực tế tiêu thụ của công ty và hợp đồng thuê địa điểm sản xuất kinh doanh.

Công ty CAF

CAF được thành lập bởi đội ngũ Kiểm Toán Viên, Kế Toán Viên, Chuyên Viên Tư Vấn Thuế  ….. nhiều năm kinh nghiệm trong nghề với mong muốn mang tri thức và kinh nghiệm của mình để tạo ra những giá trị đích thực và bền vững cho khách hàng của mình.

Dịch vụ kế toán CAF hiện nay là một trong những công ty cung cấp dịch vụ Kế Toán, Tư Vấn Thuế, Tư vấn tài chính và tư vấn quản lý có chất lượng dịch vụ tốt và là nhà cung cấp dịch vụ lớn uy tín ở Việt Nam, với lượng khách hàng đa dạng.

Công ty kế toán kiểm toán CAF

  • Kiểm toán báo cáo tài chính cho mục đích vay ngân hàng.
  • Kiểm toán độc lập cho mục đích tham gia đấu thầu.
  • Kiểm toán báo cáo quyết toán vốn đầu tư dự án, công trình, hạng mục công trình xây dựng cơ bản
  • Kiểm toán các dự án quốc tế tài trợ
  • Lập và soát xét báo cáo tài chính
  • Kiểm toán hoạt động, kiểm toán tuân thủ
  • Kiểm toán nội bộ, đánh giá hệ thống kiểm soát
  • Dịch vụ kế toán thuế trọn gói
  • Dịch vụ tư vấn chuyển giá
  • Dịch vụ tư vấn thuế
  • Dịch vụ lập hồ sơ xác định giá giao dịch liên kết
  • Dịch vụ kiểm toán chi phí doanh nghiệp
  • Dịch vụ thành lập công ty
  • Dịch vụ thay đổi thông tin đăng ký thuế

Dịch vụ kiểm toán CAF chúc quý doanh nghiệp kinh doanh nhiều thuận lợi. 

DỊCH VỤ KẾ TOÁN – TƯ VẤN THUẾ – DỊCH VỤ KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH

ĐC: 447/23 Bình Trị Đông, Bình Trị Đông A, Bình Tân, Hồ Chí Minh

Hotline: 098 225 4812 

HÃY GỌI NGAY CHO CHÚNG TÔI: 0867 004 821 ( 24/7 ) – 098 225 4812 

CHÚNG TÔI LUÔN SẴN SÀNG ĐỂ HỖ TRỢ