Cách tính giá thành trực tiếp

Căn cứ theo thông tư 200/2014/TT-BTC quy định về 4 phương pháp tính giá thành sản phẩm bao gồm:

– Tính giá thành sản phẩm theo phương pháp tỷ lệ

– Tính giá thành sản phẩm theo phương pháp giản đơn

– Tính giá thành sản phẩm theo phương pháp hệ số

– Tính giá thành sản phẩm theo phương pháp định mức

Cách tính giá thành trực tiếp

Cách tính giá thành trực tiếp

Phương pháp tính giá thành sản phẩm theo phương pháp giản đơn hay là phương pháp trực tiếp là hình thức tính phù hợp cho những doanh nghiệp có quy trình sản xuất giản đơn, có số lượng mặt hàng ít, sản xuất với số lượng lớn và chu kỳ sản xuất ngắn.

Đối tượng áp dụng

Đối tượng áp dụng: Doanh nghiệp thuộc loại hình sản xuất giản đơn, số lượng mặt hàng ít, sản xuất với khối lượng lớn và chu kỳ sản xuất ngắn như các nhà máy điện, nước, các doanh nghiệp khai thác (quặng, than, gỗ…).

Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất: Đối với từng loại sản phẩm hay dịch vụ.

Cách tính giá thành sản phẩm theo phương pháp giản đơn

Phương pháp trực tiếp

Cách tính

Tổng giá thành sản xuất sản phẩm    =    Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang đầu kỳ    +    Chi phí sản xuất trong kỳ    –    Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang cuối kỳ

Ví dụ thực tế

Tại doanh nghiệp sản xuất Từ Sơn, tháng 6/2016 có tài liệu như sau (nghìn đồng):

Sản phẩm dở dang đầu tháng theo gỗ tấm: 20.000

Chi phí sản xuất trong tháng đã tập hợp được:

–  Chi phí gỗ tấm : 180.000

–  Chi phí NCTT: 28.800

–  Chi phí SXC: 21.600

Kết quả sản xuất trong tháng hoàn thành 160 tủ kệ, còn lai 40 tủ kệ đang dở dang.

Từ số liệu tập hợp, tính được các số liệu kế toán cần thiết như sau:

Giá trị sản phẩm dở dang cuối kỳ    =    (20.000 +180.000) / (160 + 40)    x  40    =    40.000

Bảng tính giá thành sản phẩm tủ kệ, số lượng: 160 sản phẩm

Đơn vị tính: Nghìn đồng

Khoản mục
chi phí

Giá trị dở dang đầu kỳ

Chi phí phát sinh trong kỳ

Giá trị dở dang cuối kỳ

Tổng giá thành

Giá thành đơn vị

Chi phí gỗ tấm

20.000

180.000

40.000

160.000

1.000

Chi phí NCTT

28.800

28.800

180

Chi phí SXC

21.600

21.600

135

Tổng cộng

20.000

229.600

40.000

210.400

 

Ưu điểm

– Dễ hạch toán với số lượng mặt hàng ít;
– Chi phí phân bổ thường khớp với thực tế nên phản ánh được đúng chi phí phát sinh cho từng đối tượng kế toán.
– Việc hạch toán thường được tiến hành vào cuối tháng trùng với kì báo cáo nên dễ dàng đối chiếu, theo dõi.

Nhược điểm

–    Thường áp dụng cho doanh nghiệp sản xuất ít mặt hàng, khối lượng lớn;
–    Doanh nghiệp sản xuất độc quyền một loại sản phẩm, chu kì sản xuất ngắn.
–    Sản phẩm dở dang ít hoặc không đáng kể 

Đối tượng áp dụng

Phương pháp này được áp dụng trong các doanh nghiệp thuộc loại hình sản xuất giản đơn, số lượng mặt hàng ít , sản xuất với khối lượng lớn và chu kì sản xuất ngắn. Ví dụ: các doanh nghiệp khai thác than, quặng, hải sản, các doanh nghiệp sản xuất động lực (điện, nước,…)
Ngoài ra phương pháp còn được áp dụng cho những doanh nghiệp tuy có quy trình sản xuất phức tạp nhưng sản xuất khối lượng lớn và ít loại sản phẩm, đối tượng tính giá thành ở trong những phân xưởng riêng biệt hoặc để tính giá thành của những công việc nhất định như thi công công trình, xây lắp.

Dịch vụ kế toán CAF chúc quý doanh nghiệp thành công vững bước trên con đường kinh doanh của mình.

DỊCH VỤ KẾ TOÁN – DỊCH VỤ KIỂM TOÁN ĐỘC LẬP – DỊCH VỤ CHUYỂN GIÁ – TƯ VẤN THUẾ CAF

ĐC: 447/23 Bình Trị Đông, Bình Trị Đông A, Bình Tân, Hồ Chí Minh

Gmail: congtycaf@gmail.com

Hotline: 098 225 4812. 

HÃY GỌI NGAY CHO CHÚNG TÔI: 0867 004 821 ( 24/7 ) –  0971 373 146

CHÚNG TÔI LUÔN SẴN SÀNG ĐỂ HỖ TRỢ