Những vấn đề kế toán cần lưu ý vào cuối năm tài chính

Cuối năm kế toán phải tiến hành nhiều công việc để khép lại một năm tài chính của doanh nghiệp như:

  • Đối chiếu công nợ phải thu, phải trả.
  • Kiểm kê tiền mặt, kiểm kê tài sản, kiểm kê hàng tồn kho …
  • Trích lập các khoản dự phòng( nếu có).
  • Hoàn thiện sổ sách kế toán.
  • Lập báo cáo tài chính.
  • Quyết toán thuế TNDN, TNCN …
  • Chuẩn bị nộp thuế môn bài cho năm tiếp theo ….
Những vấn đề kế toán cần lưu ý vào cuối năm tài chính

Những vấn đề kế toán cần lưu ý vào cuối năm tài chính

Công tác kế toán liên quan đến công nợ công ty

Kế toán cần thực hiện hạch toán, xác nhận công nợ với khách hàng và các nhà cung cấp theo các khoản đã ghi nhận. Trong trường hợp phát hiện ra sự chênh lệch, cần tìm được nguyên nhân và thực hiện hạch toán, xác nhận bổ sung ngay sau đó. Trong trường hợp hạch toán công nợ năm 2022 bị thiếu, chênh lệch hoặc sai sót, nhưng đến năm 2023 kế toán mới phát hiện và hạch toán bổ sung thì chi phí đó sẽ bị ghi nhận sai kỳ, sẽ dẫn đến rủi ro thuế loại trừ chi phí của năm sau.

>>> Xem thêm: https://caf-global.com/dich-vu-ke-toan-thue-tai-ben-luc-tinh-long-an/

Trích lập dự phòng nợ phải thu khó đòi 

Đối với các khoản nợ phải thu đã quá hạn thanh toán hoặc khoản nợ chưa đến hạn thanh toán nhưng có khả năng doanh nghiệp không thu hồi được đúng hạn (trường hợp bên nợ phá sản, bị cơ quan pháp luật truy tố, xét xử hoặc đang thi hành án, mắc bệnh hiểm nghèo, bỏ trốn, đã qua đời…), kế toán cần xác định và trích lập dự phòng nợ phải thu khó đòi theo quy định như sau:

Nợ phải thu quá hạn thanh toán

Mức trích lập dự phòng nợ phải thu khó đòi

Khoản nợ phải thu quá thời hạn từ 6 – dưới 12 tháng

30%

Khoản nợ phải thu quá thời hạn 12 – dưới 24 tháng

50%

Khoản nợ phải thu quá thời hạn 2 – dưới 3 năm

70%

Khoản nợ phải thu quá thời hạn từ 3 năm trở lên

100%

Nội dung về trích lập dự phòng nợ phải thu khó đòi quy định tại Thông tư 48/2019/TT-BTC ban hành năm 2019

Tiến hành kiểm kê quỹ tiền mặt

Kế toán cần kiểm kê lại quỹ tiền mặt hiện có xem có số dư lớn hay không.  Một là để tránh trường hợp bị âm tiền. Hai là nếu số dư tiền mặt quá lớn, trong khi đó doanh nghiệp có phát sinh lãi vay.

>>> Xem thêm: Công ty dịch vụ kế toán tại Bến Lức Long An

Về Chi phí tài chính doanh nghiệp

Kế toán kiểm tra chi phí lãi vay chiếm bao nhiêu % trong chi phí tài chính. Trong trường hợp tiền mặt còn dư quá nhiều và phát sinh chi phí tài chính (lãi vay) thì chi phí này dễ bị loại khỏi chi phí hợp lý khi Quyết toán thuế nếu doanh nghiệp không giải trình được lý do hợp lý.

Khi đánh giá chênh lệch tỷ giá từng lần thanh toán: Kế toán phải lập file theo dõi để đối chiếu và hạch toán vào nợ TK 635 (chi phí tài chính – số chênh lệch tỷ giá giao dịch thực tế bán nhỏ hơn tỷ giá trên sổ kế toán)

Khi đánh giá chênh lệch tỷ giá hối đoái cuối kỳ: Nếu phát sinh lỗ thì chi phí này bị loại trừ khi tính thuế thu nhập doanh nghiệp.

>>> Xem thêm: Dịch vụ kế toán thuế uy tín tại Tp Tân An tỉnh Long An

Trích trước chi phí phải trả

Với các khoản chi phí đã phát sinh trong kỳ nhưng thiếu chứng từ: Kế toán trích trước khoản chi phí này và ghi nhận vào chi phí tương ứng để đảm bảo ghi nhận chi phí đúng kỳ. Với khoản chi phí là lãi vay dự trả: Kế toán cần trích trước phần chi phí là phần lãi cần trả được tính trước trong năm phát sinh (kể cả chưa đến thời hạn thanh toán nợ)

Xác định chi phí không được trừ khi quyết toán thuế TNDN

Các khoản chi như: lãi vay của đối tượng không phải là tổ chức tín dụng, tiền phạt về vi phạm hành chính, tiền phạt nộp chậm thuế… là các khoản chi phí không được miễn trừ khi xác định thu nhập chịu thuế TNDN đã hạch toán kế toán trước đó (chỉ tiêu B4).

Kế toán nên lập một file riêng để theo dõi các khoản chi phí này để cuối năm khi thực hiện quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp thì đối chiếu, kiểm tra lại.

>>> Xem thêm: https://caf-global.com/dich-vu-ke-toan-tai-tan-an-long-an/

Công tác kiểm kê tài sản cố định của doanh nghiệp

Kế toán cần kiểm kê tài sản cố định của doanh nghiệp và lập các biên bản kiểm kê (trên biên bản kiểm kê ghi ngày là ngày cuối cùng của kỳ kế toán 31/12/2022):

– Tài sản cố định hữu hình: Nhà cửa, máy móc, thiết bị, các phương tiện vận tải…

– Tài sản cố định vô hình: Chi phí sử dụng đất, quyền phát hành, bằng sáng chế, quyền tác giả,…

– Tài sản cố định thuê tài chính: Là TSCĐ mà doanh nghiệp thuê của bên công ty cho thuê tài chính.

Công tác liên quan đến hàng hóa, tồn kho

Đối với các doanh nghiệp kinh doanh sản phẩm/hàng hóa cụ thể, kế toán cần kiểm kê lại số hàng tồn thực tế so với số hàng tốn trong hệ thống quản lý xem có khớp hay không.

Đồng thời kiểm tra lại số lượng hàng hóa đã nhập, số lượng hàng hóa đã xuất bán để đối chiếu số lượng hàng tồn. Tuyệt đối không để tình trạng xuất quá số lượng hàng tồn kho hiện có trên hệ thống và cả thực tế trong kho.

Bên cạnh đó, kế toán cũng cần xác định hàng tồn kho hư hỏng, giảm giá trị… để trích lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho. Bảng trích lập cần nêu chi tiết tài khoản, tên hàng tồn kho, mã hàng.

Hồ sơ trích lập dự phòng hàng tồn kho đáp ứng theo các quy định tại Thông tư 48/2019/TT-BTC để tránh các rủi ro bị loại trừ chi phí. 

Hạch toán trích lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho:

Nợ TK 632.

Có TK 229.

Tiến hành nộp lệ phí môn bài

Căn cứ: Khoản 1 Điều 10 Nghị định 126/2021/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của Luật quản lý thuế quy định về nghĩa vụ nộp lệ phí môn bài như sau:

Người nộp lệ phí môn bài (trừ hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh) mới thành lập (bao gồm cả doanh nghiệp nhỏ và vừa chuyển từ hộ kinh doanh) hoặc có thành lập thêm đơn vị phụ thuộc, địa điểm kinh doanh hoặc bắt đầu hoạt động sản xuất, kinh doanh thực hiện nộp hồ sơ khai lệ phí môn bài chậm nhất là ngày 30/01 năm sau năm thành lập hoặc bắt đầu hoạt động sản xuất, kinh doanh.

Trường hợp trong năm có thay đổi về vốn điều lệ thì kế toán nộp hồ sơ khai lệ phí môn bài chậm nhất là ngày 30 tháng 01 năm sau năm phát sinh thông tin thay đổi

Riêng hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh không phải nộp hồ sơ khai lệ phí môn bài. Cơ quan thuế căn cứ hồ sơ khai thuế, cơ sở dữ liệu quản lý thuế để xác định doanh thu làm căn cứ tính số tiền lệ phí môn bài phải nộp và thông báo cho người nộp lệ phí môn bài thực hiện theo quy định.

Kế toán cần kiểm tra doanh nghiệp áp dụng chế độ kế toán theo Thông tư 133 hay Thông tư 200 để hạch toán thuế môn bài. (Nếu hạch toán sai Tài khoản kế toán sẽ bị phạt hành chính từ 5 – 10 triệu đồng).

Chuẩn bị và tiến hành quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp

Thời hạn quyết toán thuế TNDN chậm nhất là ngày thứ 90 kể từ  ngày kết thúc năm dương lịch hoặc năm tài chính.

Trường hợp doanh nghiệp chia, tách, hợp nhất, sát nhập, giải thể, chấm dứt hoạt động: Chậm nhất là ngày thứ 45 kể từ ngày có quyết định về việc chia, tách, hợp nhất, sát nhập, giải thể, chấm dứt hoạt động doanh nghiệp.

Quyết toán thuế thu nhập cá nhân – TNCN

Thời hạn nộp tờ khai thuế TNCN: Nếu trong tháng doanh nghiệp phát sinh khấu trừ thuế TNCN lớn hơn 50 triệu thì phải thực hiện nộp hồ sơ khai thuế thu nhập cá nhân tại cơ quan thuế theo tháng, chậm nhất là ngày thứ 20 của tháng liền sau; Nếu trong tháng, số thuế TNCN doanh nghiệp phải nộp nhỏ hơn 50 triệu thì thực hiện nộp hồ sơ khai thuế thu nhập cá nhân theo quý với thời hạn chậm nhất là ngày 30 hoặc 31 (ngày cuối cùng) của tháng đầu quý sau.

Thời hạn quyết toán thuế TNCN:

Trường hợp 1: Cá nhân ủy quyền cho đơn vị, tổ chức trả thu nhập thì thời hạn quyết toán thuế chậm nhất là ngày 31/03/2023

Trường hợp 2: Cá nhân trực tiếp quyết toán thuế TNCN với cơ quan thuế thì thời hạn quyết toán thuế chậm nhất là ngày 30/04/2023.

(Căn cứ theo quy định tại Điều 44 Luật Quản lý thuế 2019)

Nộp tờ khai thuế GTGT

Quy định tại Điều 44, Luật Quản lý thuế số 38/2019/QH14 có nêu: “Thời hạn nộp hồ sơ khai thuế giá trị gia tăng theo tháng sẽ được áp dụng vào ngày thứ 20 của tháng liền kề sau với tháng phát sinh nghĩa vụ thuế.”

Như vậy, chậm nhất là ngày 20/01/2023, những doanh nghiệp này phải thực hiện xong việc nộp hồ sơ khai thuế GTGT của tháng 12/2022.

Với thời hạn nộp tờ khai thuế GTGT theo quý, tính vào hạn cuối là ngày 30 hoặc 31 (ngày cuối cùng) của tháng đầu quý sau.

Kết chuyển các bút toán trên sổ sách kế toán

Hàng năm, kế toán doanh nghiệp cần thực hiện bút toán kết chuyển lãi lỗ đầu năm cuối năm.

Kết chuyển

Bút toán

Hạch toán kết chuyển lãi lỗ đầu năm

Tài khoản sử dụng: Tài khoản 421 – Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối

– Trường hợp doanh nghiệp năm trước lỗ, bút toán kết chuyển lỗ như sau: Nợ TK 4211/Có TK 4212
– Trường hợp doanh nghiệp năm trước lãi, bút toán kết chuyển lãi như sau: Nợ TK 4212/Có TK 4211

Hạch toán kết chuyển lãi lỗ cuối năm

Kết chuyển doanh thu bán hàng và dịch vụ thuần: Nợ TK 511/Có TK 911
Kết chuyển giá vốn hàng bán: Nợ TK 911/Có TK 632
Kết chuyển doanh thu tài chính và thu nhập khác: Nợ TK 711/Có TK 911
Kết chuyển chi phí tài chính và chi phí khác: Nợ TK 911/Có TK 635; Có TK 811
Kết chuyển chi phí bán hàng: Nợ TK 911/Có TK 641
Kết chuyển chi phí quản lý doanh nghiệp: Nợ TK 911/Có TK 642
Kết chuyển chi phí thuế TNDN hiện hành: Nợ TK 911/Có TK 8211
Kết chuyển lãi, ghi: Nợ TK 911/Có TK 421
Kết chuyển lỗ, ghi: Nợ TK 421/Có TK 911

Công ty dịch vụ kế toán uy tín ở Long AN

Dịch vụ thành lập công ty tại Long An, Dịch vụ kế toán, DỊch vụ kiểm toán ….  do công ty CAF cung cấp được thực hiện bởi những kế toán viên trên 10 năm kinh nghiệm cung cấp dịch vụ thành lập công ty, Dịch vụ kế toán với tiêu chí UY TÍN – CHẤT LƯỢNG – NHANH CHÓNG – CHUYÊN NGHIỆP – TIẾT KIỆM CHI PHÍ.

Dịch vụ kế toán tại Long An của chúng tôi hiện nay là một trong những công ty cung cấp dịch vụ Kế Toán, dịch vụ kiểm toán, dịch vụ kiểm kê, dịch vụ lập báo cáo tài chính … có chất lượng dịch vụ tốt và là nhà cung cấp dịch vụ lớn uy tín với lượng khách hàng đa dạng. Ngoài ra CAF còn cung cấp dịch vụ kế toán tại các tỉnh miền trung, Miền bắc và miền Tây ….

Dịch vụ kiểm toán CAF chúc quý doanh nghiệp thành công.

DỊCH VỤ KẾ TOÁN – DỊCH VỤ KIỂM TOÁN – TƯ VẤN THUẾ CAF

Gmail: congtycaf@gmail.com

Liên hệ SĐT: 098 225 4812 – 0867 004 821 ( 24/7 )