Trọng tài kinh tế là gì và những vấn đề cần lưu ý

Trọng tài kinh tế là Tổ chức xã hội – nghề nghiệp có thẩm quyền giải quyết các tranh chấp về hợp đồng kinh tế; các tranh chấp giữa công ty với các thành viên của công ty, giữa các thành viên của công ty với nhau liên quan đến việc thành lập, hoạt động, giải thể công ty; các tranh chấp liên quan đến việc mua bán cổ phiếu, trái phiếu. Trọng tài kinh tế được tổ chức dưới hình thức trung tâm trọng tài kinh tế. Trung tâm trọng tài kinh tế chỉ được phép thành lập khi có ít nhất 5 trọng tài viên là sáng lập viên.

Trọng tài kinh tế tên tiếng Anh là: “Economic arbitrator”. 

Trọng tài kinh tế là gì và những vấn đề cần lưu ý

Trọng tài kinh tế là gì và những vấn đề cần lưu ý

Giải quyết tranh chấp thương mại bằng trọng tài kinh tế

Khái quát về trọng tài thương mại

– Khoản 1 Điều 3 Luật Trọng tài thương mại  năm 2010 quy định:  Trọng tài thương mại là phương thức giải quyết tranh chấp do các bên thỏa thuận và được tiến hành theo quy định của Luật này

– Khoản 2 Điều 3 Luật trọng tài thương mại: “Thỏa thuận trọng tài là thỏa thuận giữa các bên về việc giải quyết bằng trọng tài tranh chấp có thể phát sinh hoặc đã phát sinh…”.

Như vậy, để đưa tranh chấp thương mại ra giải quyết trước hội đồng trọng tài, các bên cần phải có một thỏa thuận trọng tài và thỏa thuận trọng tài đại diện cho ý chí của các bên rằng, họ muốn tranh chấp được giải quyết theo phương thức trọng tài.

Thỏa thuận trọng tài có thể có trước hoặc sau khi xảy ra tranh chấp. Việc này có nghĩa là thỏa thuận trọng tài có thể được các bên ký kết ngay trong hợp đồng ban đầu (lúc chưa phát sinh tranh chấp), cho đến khi xảy ra tranh chấp thì các bên có thể thỏa thuận phương thức giải quyết tranh chấp bằng trọng tài, nhưng cho dù trước hoặc sau tranh chấp thì thỏa thuận trọng tài phải được thống nhất giữa hai bên bằng văn bản.

Những tranh chấp thương mại có thể giải quyết thông qua trọng tài

Theo Điều 2 Luật trọng tài thương mại, thẩm quyền giải quyết các tranh chấp của trọng tài gồm: Tranh chấp giữa các bên phát sinh từ hoạt động thương mại; Tranh chấp phát sinh giữa các bên, trong đó có ít nhất một bên có hoạt động thương mại;  Tranh chấp giữa các bên mà pháp luật được giải quyết bằng trọng tài.

Điều kiện giải quyết tranh chấp bằng Trọng tài

– Tranh chấp được giải quyết bằng Trọng tài nếu các bên có thỏa thuận trọng tài. Thỏa thuận trọng tài có thể được lập trước hoặc sau khi xảy ra tranh chấp.

–  Trường hợp một bên tham gia thỏa thuận trọng tài là cá nhân chết hoặc mất năng lực hành vi, thỏa thuận trọng tài vẫn có hiệu lực đối với người thừa kế hoặc người đại diện theo pháp luật của người đó, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác.

–  Trường hợp một bên tham gia thỏa thuận trọng tài là tổ chức phải chấm dứt hoạt động, bị phá sản, giải thể, hợp nhất, sáp nhập, chia, tách hoặc chuyển đổi hình thức tổ chức, thỏa thuận trọng tài vẫn có hiệu lực đối với tổ chức tiếp nhận quyền và nghĩa vụ của tổ chức đó, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác.

Quy trình giải quyết tranh chấp bằng trọng tài thương mại

Khi có đủ các điều kiện để giải quyết tranh chấp bằng trọng tài thương mại như có thỏa thuận trọng tài có hiệu lực… thì các bên thực hiện các bước theo trình tự tố tụng trọng tài.

Bước 1: Nộp đơn khởi kiện và các tài liệu kèm theo.

Bước 2: Bị đơn nộp bản tự bảo vệ, Điều 35 Luật trọng tài thương mại 2010).

Theo đó:  Bản tự bảo vệ gồm có các nội dung sau đây:

– Ngày, tháng, năm làm bản tự bảo vệ;

– Tên và địa chỉ của bị đơn;

– Cơ sở và chứng cứ tự bảo vệ, nếu có;

– Tên và địa chỉ của người được bị đơn chọn làm Trọng tài viên hoặc đề nghị chỉ định Trọng tài viên.

Đối với vụ tranh chấp được giải quyết tại Trung tâm trọng tài, nếu các bên không có thỏa thuận khác hoặc quy tắc tố tụng của Trung tâm trọng tài không có quy định khác, thì trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận được đơn khởi kiện và các tài liệu kèm theo, bị đơn phải gửi cho Trung tâm trọng tài bản tự bảo vệ. Theo yêu cầu của một bên hoặc các bên, thời hạn này có thể được Trung tâm trọng tài gia hạn căn cứ vào tình tiết cụ thể của vụ việc.

Đối với vụ tranh chấp được giải quyết bằng Trọng tài vụ việc, nếu các bên không có thỏa thuận khác, thì trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận được đơn khởi kiện của nguyên đơn và các tài liệu kèm theo, bị đơn phải gửi cho nguyên đơn và Trọng tài viên bản tự bảo vệ, tên và địa chỉ của người mà mình chọn làm Trọng tài viên.

Trường hợp bị đơn cho rằng vụ tranh chấp không thuộc thẩm quyền của Trọng tài, không có thỏa thuận trọng tài, thỏa thuận trọng tài vô hiệu hoặc thỏa thuận trọng tài không thể thực hiện được thì phải nêu rõ điều đó trong bản tự bảo vệ.

Trường hợp bị đơn không nộp bản tự bảo vệ theo quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này thì quá trình giải quyết tranh chấp vẫn được tiến hành.

Bước 3: Thành lập Hội đồng trọng tài.

Bước 4: Hòa giải (theo Điều 58 Luật trọng tài thương mại 2010).

Theo yêu cầu của các bên, Hội đồng trọng tài tiến hành hòa giải để các bên thỏa thuận với nhau về việc giải quyết tranh chấp. Khi các bên thỏa thuận được với nhau về việc giải quyết trong vụ tranh chấp thì Hội đồng trọng tài lập biên bản hòa giải thành có chữ ký của các bên và xác nhận của các Trọng tài viên. Hội đồng trọng tài ra quyết định công nhận sự thỏa thuận của các bên. Quyết định này là chung thẩm và có giá trị như phán quyết trọng tài.

Bước 5: Tổ chức phiên họp giải quyết tranh chấp (Điều 55 Luật trọng tài thương mại 2010).

Thành phần, thủ tục phiên họp giải quyết tranh chấp gồm có:

– Phiên họp giải quyết tranh chấp được tiến hành không công khai, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác.

– Các bên có thể trực tiếp hoặc uỷ quyền cho người đại diện tham dự phiên họp giải quyết tranh chấp; có quyền mời người làm chứng, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình.

– Trong trường hợp có sự đồng ý của các bên, Hội đồng trọng tài có thể cho phép những người khác tham dự phiên họp giải quyết tranh chấp.

– Trình tự, thủ tục tiến hành phiên họp giải quyết tranh chấp do quy tắc tố tụng trọng tài của Trung tâm trọng tài quy định; đối với Trọng tài vụ việc do các bên thỏa thuận.

Bước 6: Hội đồng trọng tài ra phán quyết.

Lợi thế khi giải quyết tranh chấp thương mại bằng trọng tài

Do hình thức này có thủ tục tiện lợi, linh hoạt và nhanh chóng. Khi giải quyết tranh chấp bằng trọng tài các bên được tự do lựa chọn thủ tục tố tụng. Thủ tục tố tụng trọng tài cũng đơn giản hơn so với thủ tục tố tụng tại tòa án. Giải quyết bằng trọng tài, trong một số trường hợp, các bên có thể định ra cả nguyên tắc, trình tự, thủ tục trọng tài.

Giải quyết tranh chấp bằng trọng tài luôn có khả năng giữ bí mật rất cao. Đối với các bên tham gia hợp đồng thương mại quốc tế, việc giữ bí mật các vụ kiện là rất quan trọng. Bởi bí mật nghề nghiệp, uy tín trên thương thường có ý nghĩa sống còn đối với mỗi doanh nghiệp. Đặc biệt, là những bí mật liên quan đến bí quyết công nghệ, chất lượng sản phẩm, bí quyết kinh doanh… Nếu những bí mật này bị tiết lộ, sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động kinh doanh trong tương lai của họ. Vì thế, khi tranh chấp xảy ra, mặc nhiên những bí mật đó có thể bị tiết lộ, nhất là khi giải quyết tại tòa án bởi nguyên tắc xét xử tại tòa án là công khai. Khác với nguyên tắc xét xử công khai tại tòa án, trọng tài lại hoạt động theo nguyên tắc xét xử kín, các quyết định của trọng tài không được công khai, nếu không được sự đồng ý của các bên.

Phán quyết của trọng tài thường chính xác, khách quan và có độ tin cậy cao. Vì các bên được quyền tự chọn lựa trọng tài viên, nên các trọng tài viên thường là những chuyên gia giàu kinh nghiệm và am hiểu sâu sắc về các lĩnh vực chuyên môn. Đồng thời, quyết định của trọng tài dường như không bị chi phối bởi yếu tố chính trị. Vì thế, nó sẽ mang tính khách quan hơn phán quyết của tòa án

Quyết định của trọng tài có giá trị chung thẩm. Sau khi trọng tài đưa ra phán quyết thì phán quyết đó bắt buộc có hiệu lực thi hành với các bên, các bên không có quyền kháng cáo hay kháng nghị. Đây là điểm khác biệt cũng là ưu điểm của phương thức giải quyết tranh chấp bằng trọng tài so với tòa án. Như vậy, có thể dẫn đến tình trạng dây dưa kéo dài, gây tốn kém cả về thời gian và tiền bạc, ảnh hưởng đến sản xuất kinh doanh. Ưu điểm này xuất phát từ quyền định đoạt của các bên, từ việc tự do lựa chọn phương thức trọng tài đến lựa chọn trọng tài viên cũng như thủ tục tố tụng.

Công ty dịch vụ thành lập công ty, báo cáo thuế uy tín

Công ty CAF là đơn vị uy tín với các thành viên sáng lập trên 10 năm kinh nghiệm cung cấp các dịch vụ như: dịch vụ thành lập công ty; dịch vụ kế toán trọn gói; dịch vụ kiểm toán; dịch vụ lập báo cáo chuyển giá ….. Với tiêu chí CAF sẽ mang đến dịch vụ CHẤT LƯỢNG CAO – UY TÍN – PHÍ DỊCH VỤ TỐT NHẤT hiện nay.

Dịch vụ báo cáo thuế của CAF sẽ thay mặt doanh nghiệp xử lý và giải quyết mọi vấn đề liên quan đến báo cáo thuế định kỳ một cách chuyên nghiệp và tin cậy nhất.

Công ty CAF chúng tôi sẽ làm tất cả các công việc của một người kế toán thuế với tất cả các nghiệp vụ phát sinh về thuế.

Dịch vụ mà CAF cung cấp hiện nay

DỊCH VỤ KẾ TOÁN – TƯ VẤN THUẾ – DỊCH VỤ KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH

WEB: https://dichvukiemtoancaf.com/

Hotline: 098 225 4812.