Thời điểm xuất hóa đơn khi nhận tạm ứng

Cơ sở pháp lý

– Thông tư số 219/2013/TT-BTC

– Nghị định số 209/2013/NĐ-CP

– Thông tư số 39/2014/TT-BTC

– Nghị định số 04/2014/NĐ-CP

– Công văn số 13675/BTC-CST ngày 14/10/2013 của Bộ Tài chính

– Công văn số: 42900/CT-TTHT ngày 26/6/2017 của Cục thuế Hà Nội

Hướng dẫn về thời điểm xuất hóa đơn – Thời điểm xuất hóa đơn khi nhận tạm ứng

Thời điểm xuất hóa đơn khi nhận tạm ứng

Thời điểm xuất hóa đơn khi nhận tạm ứng

Căn cứ Khoản 2 Điều 8 Thông tư số 219/2013/TT-BTC ngày 31/12/2013 của Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành Luật Thuế GTGT và Nghị định số 209/2013/NĐ-CP ngày 18/12/2013 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật thuế GTGT, quy định về thời điểm xác định thuế GTGT:

“2. Đối với cung ứng dịch vụ là thời điểm hoàn thành việc cung ứng dịch vụ hoặc thời điểm lập hóa đơn cung ứng dịch vụ, không phân biệt đã thu được tiền hay chưa thu được tiền.”

Căn cứ Thông tư số 39/2014/TT-BTC ngày 31/3/2014 của Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành Nghị định số 51/2010/NĐ-CP ngày 14/5/2010 và Nghị định số 04/2014/NĐ-CP ngày 17/01/2014 của Chính phủ quy định về hóa đơn bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ:

+ Tại tiết b Khoản 1 Điều 16 (đã được sửa đổi, bổ sung tại tiết a Khoản 3 Điều 5 Thông tư số 119/2014/TT-BTC ngày 25/8/2014 của Bộ Tài chính) quy định về nguyên tắc lập hóa đơn:

“b) Người bán phải lập hóa đơn khi bán hàng hóa, dịch vụ, bao gồm cả các trường hợp hàng hóa, dịch vụ dùng để khuyến mại, quảng cáo, hàng mẫu; hàng hóa, dịch vụ dùng để cho, biếu, tặng, trao đổi, trả thay lương cho người lao động và tiêu dùng nội bộ (trừ hàng hóa luân chuyển nội bộ để tiếp tục quá trình sản xuất)…. ”

+ Tại tiết a Khoản 2 Điều 16 quy định cách lập một số tiêu thức cụ thể trên hóa đơn:

“… Ngày lập hóa đơn đối với cung ứng dịch vụ là ngày hoàn thành việc cung ứng dịch vụ, không phân biệt đã thu được tiền hay chưa thu được tiền. Trường hợp tổ chức cung ứng dịch vụ thực hiện thu tiền trước hoặc trong khi cung ứng dịch vụ thì ngày lập hóa đơn là ngày thu tiền….”

>>> Xem thêm: Công ty dịch vụ Kế toán ở thành phố Thủ Đức

Theo quy định trên thì:

Trường hợp bạn nhận tiền đặt cọc tạm ứng để bảo đảm thực hiện hợp đồng (tại thời điểm nhận tiền chưa cung cấp dịch vụ, chưa thực hiện hợp đồng) thì các bạn chưa phải lập hóa đơn GTGT đối với khoản tiền đặt cọc hoặc tạm ứng để bảo đảm thực hiện hợp đồng này.

Trường hợp các bạn thực hiện thu tiền trước hoặc trong khi cung ứng dịch vụ cho khách hàng thì các bạn phải lập hóa đơn theo quy định, ngày lập hóa đơn là ngày thu tiền.

Tại Công văn số 13675/BTC-CST ngày 14/10/2013 của Bộ Tài chính và Công văn số: 42900/CT-TTHT ngày 26/6/2017 của Cục thuế Hà Nội, hướng dẫn về việc xuất hóa đơn với hoạt động dịch vụ như sau:

“– Trường hợp công ty nhận tiền đặt cọc tạm ứng để bảo đảm thực hiện hợp đồng (tại thời điểm nhận tiền chưa cung cấp dịch vụ, chưa thực hiện hợp đồng) thì công ty chưa phải lập hóa đơn GTGT đối với khoản tiền đặt cọc hoặc tạm ứng để bảo đảm thực hiện hợp đồng này.

– Trường hợp Công ty thực hiện thu tiền trước hoặc trong khi cung ứng dịch vụ cho khách hàng thì Công ty phải lập hóa đơn theo quy định, ngày lập hóa đơn là ngày thu tiền.“

>>> Xem thêm: Công ty dịch vụ kế toán báo cáo thuế ở Thủ Đức TPHCM

Theo quy định trên, nếu:

– Công ty nhận tiền tạm ứng, cho việc đặt cọc thực hiện hợp đồng, thì chưa phải lập hóa đơn GTGT.

– Công ty nhận tiền tạm ứng, đã cung cấp dịch vụ, hoặc hợp đồng đã thực hiện, thì phải lập hóa đơn GTGT.

Làm rõ khái niệm dịch vụ – Thời điểm xuất hóa đơn khi nhận tạm ứng

Có nhiều định nghĩa khác nhau về dịch vụ. Nhưng nhìn chung các định nghĩa đều thống nhất dịch vụ là sản phẩm của lao động, không tồn tại dưới dạng vật thể, quá trình sản xuất và tiêu thụ xảy ra đồng thời, nhằm đáp ứng nhu cầu của sản xuất và tiêu dùng.

Theo như nghĩa rộng, sản phẩm dịch vụ là một lĩnh vực kinh tế thứ 3 thuộc vào nền kinh tế quốc dân. Nó bao gồm nhiều hoạt động về kinh tế bên ngoài 2 lĩnh vực chính đó là nông nghiệp và công nghiệp.

Tuy nhiên theo nghĩa hẹp, sản phẩm dịch vụ lại là các hoạt động có ích của con người nhằm mang tới những sản phẩm không tồn tại được dưới dạng hình thái vật chất và không dẫn tới việc sở hữu hay chuyển giao quyền sở hữu. Thế nhưng vẫn có thể đáp ứng được đầy đủ và nhanh chóng, văn minh những nhu cầu về sản xuất và đời sống trong xã hội.

Dịch vụ là những sản phẩm kinh tế gồm công việc dưới dạng lao động thể lực, quản lý, kiến thức, khả năng tổ chức và những kỹ năng chuyên môn nhằm phục vụ cho nhu cầu sản xuất kinh doanh hoặc sinh hoạt tiêu dùng của cá nhân và tổ chức.

Theo Philip Kotler: “dịch vụ là bất kỳ hoạt động hay lợi ích nào mà chủ thể này có thể cung cấp cho chủ thể kia. Trong đó đối tượng cung cấp nhất định phải mang tính vô hình và không dẫn đến bất kỳ quyền sở hữu một vật nào cả. Còn việc sản xuất dịch vụ có thể hoặc không cần gắn liền với một sản phẩm vật chất nào”

– Trong kinh tế học Dịch vụ được hiểu là những thứ tương tự như hàng hóa nhưng là phi vật chất. Có những sản phẩm thiên về sản phẩm hữu hình và những sản phẩm thiên hẳn về sản phẩm dịch vụ, tuy nhiên đa số là những sản phẩm nằm trong khoảng giữa sản phẩm hàng hóa, dịch vụ (nguồn trích dẫn wikipedia.org)

– Theo Từ điển Tiếng Việt: Dịch vụ là công việc phục vụ trực tiếp cho những nhu cầu nhất định của số đông, có tổ chức và được trả công [Từ điển Tiếng Việt, 2004, NXB Đà Nẵng, tr256]

– Từ điển Wikipedia: Định nghĩa về dịch vụ trong kinh tế học được hiểu là những thứ tương tự như hàng hoá nhưng phi vật chất Theo quan điểm kinh tế học, bản chất của dịch vụ là sự cung ứng để đáp ứng nhu cầu như: dịch vụ du lịch, thời trang, chăm sóc sức khoẻ…và mang lại lợi nhuận.

Theo quy định tại Khoản 3 Điều 4 Luật giá năm 2012, dịch vụ là hàng hóa mang tính vô hình, trong quá trình sản xuất và tiêu dùng không hề tách rời nhau, bao gồm những loại dịch vụ trong hệ thống các ngành sản phẩm Việt Nam theo quy định của pháp luật.

Trong nền kinh tế thị trường, hoạt động cung ứng dịch vụ rất đa dạng, phong phú. Đó có thể là các dịch vụ tiêu dùng như ăn uống, sửa chữa nhà cửa, máy móc gia dụng; các dịch vụ công cộng như cung ứng điện, nước, vệ sinh đô thị; các dịch vụ hỗ trợ cho sản xuất kinh doanh như ngân hàng, bảo hiểm, vận tải; các dịch vụ mang tính nghề nghiệp chuyên môn cao như kiểm toán, tư vấn kiến trúc, bác sĩ, tư vấn pháp luật…

>>> Xem thêm: Thuê kế toán trọn gói tại Thủ Dầu Một Bình Dương

Bản chất của dịch vụ là gì – Thời điểm xuất hóa đơn khi nhận tạm ứng

– Là quá trình vận hành các hoạt động, hành vi dựa vào các yếu tố vô hình nhằm giải quyết các mối quan hệ giữa doanh nghiệp với khách hàng.

– Gắn liền với hiệu suất/ thành tích bởi mỗi dịch vụ đều gắn với mục tiêu là mang lại giá trị nào đó cho người tiêu dùng. Hiệu suất ở đây chính là những tiện ích, giá trị và giá trị gia tăng mà khách hàng nhận được sau khi sử dụng dịch vụ.

– Là một quá trình, nó diễn ra theo một trình tự nhất định bao gồm nhiều giai đoạn, nhiều bước khác nhau. Trong mỗi giai đoạn đôi khi sẽ có thêm nhiều dịch vụ phụ, dịch vụ cộng thêm.

>>> Xem thêm: dịch vụ kế toán ở Quận Tân Phú

Chúc các bạn thành công.

DỊCH VỤ KẾ TOÁN – TƯ VẤN THUẾ – DỊCH VỤ KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNHz

ĐC: 447/23 Bình Trị Đông, Bình Trị Đông A, Bình Tân, Hồ Chí Minh.

Hotline: 098 225 4812.

HÃY GỌI NGAY CHO CHÚNG TÔI: 0867 004 821 ( 24/7 )

CHÚNG TÔI LUÔN SẴN SÀNG ĐỂ HỖ TRỢ!

Xem thêm: 

Công ty dịch vụ kế toán quận Tân Phú uy tín

Công ty dịch vụ kế toán quận Tân Bình uy tín

Công ty dịch vụ kế toán thuế trọn gói tại quận 2 TP HCM

Dịch vụ kế toán thuế tại quận 11 tp Hồ chí Minh