Tài sản cố định là gì va cách hạch toán

Tài sản cố định là gì? Cách xác định nguyên giá tài sản cố định hiện nay?

Cách hạch toán ghi tăng tài sản cố định hữu hình? Cách ghi tăng tài sản cố định vô hình? ….. Bài viết này công ty dịch vụ kế toán tại tỉnh Bình Dương sẽ chia sẻ chủ đề này chi tiết nhất đến với các bạn đọc nhé.

Tài sản cố định

Tài sản cố định hữu hình là những tư liệu lao động chủ yếu có hình thái vật chất thoả mãn các tiêu chuẩn của tài sản cố định hữu hình, tham gia vào nhiều chu kỳ kinh doanh nhưng vẫn giữ nguyên hình thái vật chất ban đầu như nhà cửa, vật kiến trúc, máy móc, thiết bị, phương tiện vận tải…

Tài sản cố định là gì va cách hạch toán

Tài sản cố định là gì va cách hạch toán

Tài sản cố định vô hình là những tài sản không có hình thái vật chất, thể hiện một lượng giá trị đã được đầu tư thoả mãn các tiêu chuẩn của tài sản cố định vô hình, tham gia vào nhiều chu kỳ kinh doanh, như một số chi phí liên quan trực tiếp tới đất sử dụng; chi phí về quyền phát hành, bằng phát minh, bằng sáng chế, bản quyền tác giả…

>>> Xem thêm: Phương pháp hạch toán mua tài sản cố định và trích khấu hao TSCĐ

Điều kiện ghi nhận tài sản cố định

Tài sản cố định được phân loại dựa theo tiêu chuẩn và cách nhận biết của từng loại tài sản cố định. Cụ thể:

Theo khoản 1 Điều 3 Thông tư 45/2013/TT-BTC ngày 24/5/2013 tư liệu lao động là những tài sản hữu hình có kết cấu độc lập hoặc là một hệ thống gồm nhiều bộ phận tài sản riêng lẻ liên kết với nhau để cùng thực hiện một hay một số chức năng nhất định mà nếu thiếu bất kỳ một bộ phận nào thì cả hệ thống không thể hoạt động được, nếu thoả mãn đồng thời 03 tiêu chuẩn sau thì được coi là tài sản cố định:

  • Chắc chắn thu được lợi ích kinh tế trong tương lai từ việc sử dụng tài sản đó;
  • Có thời gian sử dụng trên 01 năm trở lên;
  • Nguyên giá tài sản phải được xác định một cách tin cậy và có giá trị từ 30 triệu đồng trở lên.

>>> Xem thêm: Dịch vụ báo cáo thuế tại Bình Dương uy tín giá rẻ 

Lưu ý khi ghi nhận tài sản cố định mà kế toán cần biết

Trường hợp một hệ thống gồm nhiều bộ phận tài sản riêng lẻ liên kết với nhau, trong đó mỗi bộ phận có thời gian sử dụng khác nhau và nếu thiếu một bộ phận nào đó mà cả hệ thống vẫn thực hiện được chức năng chính của nó nhưng do yêu cầu quản lý, sử dụng tài sản phải quản lý riêng từng bộ phận thì mỗi bộ phận đó nếu cùng thoả mãn đồng thời 03 tiêu chuẩn trên thì được coi là một tài sản cố định hữu hình độc lập.

Đối với súc vật làm việc và cho sản phẩm hoặc cho sản phẩm, thì từng con súc vật thoả mãn đồng thời 03 tiêu chuẩn trên được coi là một tài sản cố định hữu hình (chủ yếu áp dụng với các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực chăn nuôi gia súc lớn).

Đối với vườn cây lâu năm thì từng mảnh vườn cây hoặc cây thoả mãn đồng thời 03 tiêu chuẩn trên được coi là một tài sản cố định hữu hình.

Tiêu chuẩn và cách nhận biết tài sản cố định vô hình

Mọi khoản chi phí thực tế mà doanh nghiệp đã chi ra thoả mãn đồng thời 03 tiêu chuẩn sau:

1 – Chắc chắn thu được lợi ích kinh tế trong tương lai từ việc sử dụng tài sản đó;

2 – Có thời gian sử dụng trên 01 năm trở lên;

3 – Nguyên giá tài sản phải được xác định một cách tin cậy và có giá trị từ 30 triệu đồng trở lên.

Các bút toán ghi tăng tài sản cố định

Nợ TK 211 : (Nguyên giá không bao gồm thuế GTGT)

Nợ TK 1332 : Thuế GTGT được khấu trừ

Có TK 1121, 331

Trường hợp mua sắm TSCĐ hữu hình được nhận kèm thiết bị phụ tùng thay thế, ghi:

Nợ TK 211 – TSCĐ hữu hình

Nợ TK 153 – Công cụ, dụng cụ (1534) (thiết bị, phụ tùng thay thế)

Nợ TK 133 – Thuế GTGT được khấu trừ (1332)

Có các TK 111, 112, 331 …

Khi trích khấu hao tài sản cố định vào bộ phận sử dụng, kế toán tiến hành trích KHẤU HAO như sau:

Nợ tài khoản 641, 642, 627

Có TK 214.

Các bút toán hạch toán thanh lý tài sản cố định

Phản ánh số thu nhập về thanh lý, nhượng bán TSCĐ:

Nợ các TK 111, 112, 131 (tổng giá thanh toán)

Có TK 711 – Thu nhập khác (số thu nhập chưa có thuế GTGT)

Có TK 3331 – Thuế GTGT phải nộp (nếu có).

Các chi phí phát sinh cho hoạt động thanh lý, nhượng bán TSCĐ, ghi:

Nợ TK 811 – Chi phí khác

Nợ TK 133 – Thuế GTGT được khấu trừ (nếu có)

Có các TK 111, 112, 141, 331, … (tổng giá thanh toán).

Đồng thời ghi giảm nguyên giá TSCĐ thanh lý, nhượng bán, ghi:

Nợ TK 214 – Hao mòn TSCĐ (giá trị hao mòn)

Nợ TK 811 – Chi phí khác (giá trị còn lại)

Có TK 211 – TSCĐ hữu hình (nguyên giá)

Có TK 213 – TSCĐ vô hình (nguyên giá).

Nộ hồ sơ thanh lý, nhượng bán tài sản cố định theo quy định hiện hành

  • Biên bản họp hội đồng quản trị về việc thanh lý TSCĐ.
  • Quyết định thanh lý TSCĐ.
  • Biên bản thanh lý TSCĐ.
  • Hợp đồng bán TSCĐ.
  • Hóa đơn bán TSCĐ.

chúc các bạn thành công.

DỊCH VỤ KẾ TOÁN – TƯ VẤN THUẾ – DỊCH VỤ KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH

ĐC: 447/23 Bình Trị Đông, Bình Trị Đông A, Bình Tân, Hồ Chí Minh.

Hotline: 098 225 4812.

Xem thêm: 

Công ty dịch vụ kế toán tại Dĩ An tỉnh Bình Dương

Dịch vụ kế toán CAF tại Dĩ An Bình Dương

Dịch vụ kế toán uy tín tại Bình Dương